[1] Sơ tổ Tông-khách-ba (1357-1419) nhị tổ Gyaltsab Je (1364-1431) và tam tổ Khedrup Gelek Pelzang (1385-1438). Giống như Phật giáo Việt Nam có Thiền phái Trúc lâm, do Đức vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sáng lập. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là sơ tổ Nhân Tông (Trúc Lâm Đại Đầu Đà), nhị tổ Pháp Loa (1284-1330) và tam tổ Huyền Quang (1254-1334). Xem thêm Thích Phước Sơn (dịch và chú giải), Tam Tổ Thực Lục, Nxb: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1995.
[2] Lhamo Thondup có nghĩa đen là “nữ thần hoàn thành ước nguyện”. Xem Thondup, Gyalo; Thurston, Anne F., The Noodle Maker of Kalimpong: The Untold Story of My Struggle for Tibet. Gurgaon: Random House Publishers India Private Limited. 2015, tr. 20. (Lama Thubten đặt tên cho người đệ tử mới của ngài là Lhamo Thondup).
[3] Thuật ngữ Dalai Lama ban đầu là một danh hiệu của vị đại Lạt-ma thuộc tông phái Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng. Nó được tạo thành từ tiếng Mông Cổ Dalai (tức là rộng lớn hoặc đại dương) và từ Tây Tạng Bla-ma (tức là bậc thầy tâm linh) có nghĩa là người thầy tâm linh giống như đại dương. Vì vậy, thuật ngữ Dalai Lama có nghĩa là người thầy toàn cầu hoặc người thầy toàn thế giới. Dalai Lama là biểu hiện lòng từ bi của Bồ tát, là Hóa thân của Quán Thế Âm Bồ tát (Avalokiteśvara Bodhisattva), tiếng Tây Tạng gọi là Chenrezig (Tib. སྤྱན་རས་གཟིགས་), hiện tại là Đức Dalai Lama thứ XIV.
[4] Xem Rahul, Ram, “The Institution of Dalai Lama”, International Studies, vol. 10, no.4, April, 1969, tr. 499.
[5] Thuật ngữ được dùng để chỉ tập hợp các giáo lý Phật giáo về nhận thức luận. Xem thêm Georges B. J. Dreyfus, Recognizing Reality: Dharmakīrti’s Philosophy and Its Tibetan Interpretations, suny, 1997, các tr. 366-378.
[7] Richardson, H.E., Tibet and its History, London: Oxford University Press, 1962, tr. 164.
[8] Kenneth Kraft, Inner Peace, World Peace: Essays on Buddhism and Nonviolence, Published by State University of New York Press, Albany, 1992, tr. 86.
[9] Department of Information and International Relations, Central Tibetan Administration, The Panchen Lama: Politics Intruding on a Religious Discovery, DIIR Publications, Dharmsāla.
[10] The Panchen Lama lineage “How reincarnation is being reinvented as a Political tool”, Published by Department of Information and International Relations Central Tibetan Administration Gangchen Kyishong, Revised and updated August 2015, tr. 51.
[11] His Holiness Tenzin Gyatso The Dalai Lama, Freedom In Exile: The Autobiography of the Dalai Lama, Publisher: harperperennial, 1992, các tr. 233-236.
[12] Nội các là cơ quan thực hiện quyền hành pháp của một nước. Xem Viện Khoa Học Pháp Lý - Bộ Tư Pháp, Từ Điển Luật Học, Nxb: Từ điển Bách Khoa; Nxb: Tư pháp, 2006, tr. 357.
[13] Kashag(Tib. བཀའ་ཤག; CN. 噶 廈 - Cát hạ) nghĩa là các cố vấn Hội đồng quản trị của Chính phủ Tây Tạng lưu vong. Xem Dr. N. Subramanya, Human Rights and Refugees, A.P.H Publishing Corporation 5, Ansari Road, Darya Ganj New Dehli-110002, 2005, tr. 61.
[14] Dorje Drakden là hậu thân của Pehar, vị Thần bảo hộ Phật giáo Tây Tạng. Xem thêm Christopher Paul Bell, Nechung: The Ritual History and Institutionalization of a Tibetan Buddhist Protector Deity, University of Virginia, 2013, các tr. 36-58.
[15] Ven. Thupten Ngodup xuất gia năm 1971, đệ tử của Đạo sư Mật tông nổi tiếng, Nga-dak Nyang-relwa (1136 - 1204). Năm 1984 Ven. Lobsang Jigme viên tịch, ngài là người kế vị Nechung vào năm 1987. Xem thêm Lezlee Brown Halper, Stefan Halper, Tibet: An Unfinished Story, Oxford University Press, 2014, tr. 345.
[16] Xem Thích Nữ Trí Hải (dịch), Tạng Thư Sống Chết, Nxb: Thanh Văn Hoa Kỳ, 1992 và Nxb: Xuân Thu Hoa Kỳ, 1996.
[17] Rigpa (Tib. རིག་པ་; S. Vidyā) là một từ Tây Tạng, có nghĩa là ‘Trí tuệ’. Xem Tenzin Wangyal Rinpoche, The Tibetan Yogas of Dream and Sleep, Snow Lion Publications Ithaca, New York, 1998, các tr. 143-146.